Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT

1.  THÔNG TIN CHUNG


Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì ?
@ VietGAP (gọi tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices) - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

@ VietGAP trồng trọt dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm trồng trọt Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
@ VietGAP chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: phân bón, đất, thuốc trừ sâu…để sản phẩm trồng trọt an toàn
2. LỢI ÍCH ÁP DỤNG VIETGAP
-   Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.
-   Sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá cao, rất dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam.
-   Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn; bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm mất an toàn, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
-   Chất lượng và giá cả của sản phẩm luôn ổn định.
-   Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối.
-   Tạo lập một ngành trồng trọt bền vững với việc giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích xã hội.
-   Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý...
3. THỜI GIAN THỰC HIỆN:
ít nhất 1 vụ.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Giấy chứng nhận VietGAP
5. QUYỀN LỢI KHI SỬ DỤNG
DỊCH VỤ CỦA VIETCERT
- Chi phí thấp, nhanh, đơn giản;
- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm;
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP CHUẨN - HỢP QUY VIETCERT
Mọi chi tiết xin liên hệ:
( Ms Trinh: 0903547299
@ Email: vietcert.kd88@gmail.com




Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN BIẾT TRONG SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI




Kết quả hình ảnh cho thức ăn chăn nuôi



Yêu cầu về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định.
- Không có các chất cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Yêu cầu về thực hiện quá trình sản xuất
- Phải xây dựng công thức phối chế thức ăn cho từng loại sản phẩm; phải kiểm tra, kiểm soát hệ thống cân nạp thường xuyên để đảm bảo độ chính xác khối lượng nguyên liệu trước khi đi vào phối trộn.
- Việc sản xuất phải tuân theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tránh gây nhiễm chéo.
- Máy móc thiết bị phải được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ.
- Có sổ ghi chép toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất.

Yêu cầu về sản phẩm
- Thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải được công bố tiêu chuẩn cơ sở hoặc được công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải kiểm tra chất lượng. Không được đưa ra thị trường các loại sản phẩm không đạt chất lượng.
- Sản phẩm thức ăn chăn nuôi hàng hoá phải có nhãn. Nội dung và quy cách bao bì, đóng gói, nhãn mác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hoá sản xuất theo hợp đồng hoặc hàng rời thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất xưởng kèm theo các thông tin về sản phẩm, ngày sản xuất và hạn sử dụng.
Yêu cầu về hệ thống kiểm soát chất lượng
Cơ sơ sản xuất phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn ISO và HACCP.

Yêu cầu người lao động
a) Người tham gia trực tiếp vào sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, được khám sức khỏe định kỳ 1 lần/năm.
- Được trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động; được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
b) Những người mắc bệnh truyền nhiễm không được tham gia vào quy trình chế biến, sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Yêu cầu về vệ sinh chung
- Cơ sở phải có người chịu trách nhiệm chính về công tác vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi; người làm việc trực tiếp tại cơ sở phải được hướng dẫn kiến thức về lây nhiễm và các mối nguy có liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi.
- Phải xây dựng chương trình và định kỳ vệ sinh khu vực sản xuất và thiết bị, dụng cụ; định kỳ tiến hành tổng vệ sinh, làm sạch các tạp chất bám trên sàn, trần và các thiết bị; không được để ứ đọng chất thải trong khu vực sản xuất.
- Chất tẩy rửa và khử trùng phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định hiện hành và theo hướng dẫn của nhà sản xuất,
- Có biện pháp kiểm soát côn trùng và động vật gây hại.
- Có đủ các thiết bị, hóa chất vật dụng cho vệ sinh cá nhân.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Đà Nẵng 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng
Phòng thử nghiệm Lô 21-22, B1.6, KDC Quang Thành 3B, đường Phạm Văn Ngôn, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
Hà Nội Phòng 303, Đơn Nguyên 1, Tòa nhà F4, Trung Kính, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
Hồ Chí Minh Phòng 305, Số 102 Nguyễn Xí, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Hải phòng Số Phòng 312, Tầng 3, Tòa nhà Khách sạn Thắng Lợi, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, TP Hải Phòng
Cần Thơ Số P.20, lô B, Chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, Phường Hưng Phú, Quận Cái Răng, TP Cần Thơ
Đắc Lắc Số 12 Trần Nhật Duật, P. Tân Lợi, TP Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc
Vui lòng liên hệ
- Mr Khải: 0905 786 499
- Email: vietcert.kinhdoanh67@gmail.com

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN VIETGAP THEO TT 48/2012/TT-BNNPTNT


Hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP
1. Đánh giá lần đầu được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất ký hợp đồng chứng nhận VietGAP.
2. Đánh giá hành động khắc phục được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất được đánh giá nhưng chưa đủ điều kiện được cấp hoặc duy trì hoặc mở rộng Giấy chứng nhận VietGAP.
3. Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP đã hết hiệu lực.
4. Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước); số lần đánh giá giám sát do tổ chức chứng nhận quyết định tuỳ trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo việc duy trì VietGAP của cơ sở sản xuất.
5. Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất không tuân thủ VietGAP;
b) Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo VietGAP không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Phương thức đánh giá
Phương thức đánh giá sản phẩm được sản xuất/sơ chế phù hợp VietGAP: Đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp thử nghiệm mẫu điển hình; giám sát thông qua đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp với thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất/sơ chế.

Trình tự và nội dung đánh giá
1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.
Riêng đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản; sản phẩm rau, quả, chè thuộc lĩnh vực trồng trọt; sản phẩm bò sữa, gia cầm, lợn, ong thuộc lĩnh vực chăn nuôi tiêu chí đánh giá theo Phụ lục IXA, Phụ lục IXB và Phụ lục IXC ban hành kèm theo Thông tư này cho đến khi ban hành VietGAP phiên bản mới.
 2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp); phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, trường hợp chưa có quy định thì theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
3. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:
a) Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này ;
b) Đánh giá tài liệu lưu trữ;
c) Đánh giá thành viên đại diện nhóm: Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại) hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.
4. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 và Điều 17 của Thông tư này các tổ chức chứng nhận VietGAP xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký; trình tự và nội dung đánh giá, thời gian đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP.



Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Vui lòng liên hệ
- Mr Khải: 0905 786 499
- Email: vietcert.kinhdoanh67@gmail.com

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

TIÊU CHUẨN VIETGAP - NÂNG TẦM CHẤT LƯỢNG

Đồng Tháp là vùng chuyên canh trái cây với hơn 25.000 ha gồm xoài, nhãn và cây có múi, trong đó có hơn 250ha đã được cấp chứng nhận đạt chuẩn VietGAP
Nhờ vậy trái xoài của đồng Tháp đã XK được đến các thị trường khó tính như Nhật Bản, NewZealand, Úc…



Kết quả hình ảnh cho XOÀI VIETGAP


Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Đồng Tháp rất quan tâm công tác xúc tiến thương mại- đầu tư, đưa sản phẩm nông nghiệp ra các thị trường lớn. Tỉnh thường xuyên tham gia các hội chợ, nhờ các đại sứ quán giúp kết nối với các DN để XK nông sản. Vừa qua, tỉnh đã hoàn tất các khâu chuẩn bị XK xoài vào Mỹ. Xác định xoài là loại trái cây có tiềm năng khai thác rất lớn nên tỉnh cũng đã thông qua ĐSQ Hà Lan để chuẩn bị đưa trái xoài vào châu Âu.

Cuộc gặp gỡ giữa các đơn vị của tỉnh như HTX xoài Mỹ Xương, Công ty TNHH Hoa Lan Ngọc Tú, Công ty TNHH Kim Nhung với Công ty Logistic Business Partners Rotterdam B.V., vốn là một công ty giao nhận trái cây tươi - kho lạnh - thông quan hàng hóa – đóng gói lại - kiểm soát chất lượng – chín đã diễn ra trong khuôn khổ triển lãm HortEx Việt Nam 2018 tổ chức tại TPHCM vừa qua đã có tín hiệu tích cực.

 Đánh giá cao về việc Đồng Tháp đã có các nông trại xoài đạt VietGap, đối tác nhấn mạnh, khi hàng cập cảng, việc kiểm tra chất lượng sẽ mất 1-2 ngày trong khi xoài là loại trái cây thịt dễ nhũn khi chín. Vì vậy điểm lưu ý trong đóng gói, vận chuyển là phải đảm bảo thời gian giao nhận chặt chẽ.

Phía đối tác còn đề nghị các đơn vị của Đồng Tháp trong dịp tham gia Hội chợ quốc tế Sức hút trái cây (Fruit Acctraction) tại Tây Ban Nha vào cuối tháng 10/2018 nên dành thời gian ghé qua Hà Lan để nghe giới thiệu kỹ hơn về cách vận hành đưa nông sản vào thị trường châu Âu.

 Nói về kinh nghiệm XK nông sản của Đồng Tháp trong những năm qua, ông Thanh Hùng chia sẻ: Kinh nghiệm cho thấy mỗi sản phẩm từ khi bắt đầu xúc tiến đến khi đưa được vào một thị trường phải mất từ 3-5 năm chứ không thể sớm hơn, do vậy đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn.

Ông Hùng cũng nói thêm, trong hoạt động xúc tiến thương mại không chỉ cần tận tâm, nhiệt huyết mà còn phải chịu khó lắng nghe các DN, các nhà đầu tư và phải hiểu phong cách làm việc của họ. Quy định mỗi nước mỗi khác, mình phải khai thác được thông tin cần thiết. Ngoài ra hợp tác là phải nghĩ lợi ích cho cả hai bên, chỉ nghĩ về lợi ích của mình thì không thể thành công. Cuối cùng, phải tạo được mối quan hệ tình cảm trong công việc thì tỷ lệ thành công cao hơn.

Được biết, trong Hội chợ trái cây HortEx VN 2018 tổ chức tại TPHCM vừa qua, đã có 350 cuộc gặp kết nối giao thương, trong đó có 255 DN Việt Nam, 95 DN nước ngoài. Theo đánh giá của BTC, nhiều cuộc gặp đã có được những bước tiến đáng kể, như cuộc gặp của Dalathasfarm với Sercom International, giữa Hortus Supplies International BV với Smart Green; giữa Hypoco với Urbinati S.r.l.; giữa ESTABLECIMIENTOS HEFE S.L. với Plantlogic…

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Vui lòng liên hệ
-          Mr Khải: 0905 786 499

-          Email: vietcert.kinhdoanh67@gmail.com

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH VIETGAP VÀO TRỒNG LÚA

Hiện một số tỉnh ở ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng mô hình CNST trong chương trình “1 phải 5 giảm”, nhằm tạo ra một sản phẩm không có tồn dư hóa chất, thuốc BVTV...

Mô hình canh tác lúa theo CNST đang được nông dân áp dụng rộng rãi ở An Giang

Thâm canh liên vụ, thời tiết có nhiều biến động, lạm dụng thuốc BVTV làm mất cân bằng hệ sinh thái... dẫn đến dịch hại cây trồng nhiều.

Trước tình hình trên, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ sinh thái (CNST) vào đồng ruộng để quản lý dịch hại cây trồng dựa trên cơ sở cân bằng hệ sinh thái là rất cần thiết, góp phần đa dạng hóa sinh học trên đồng ruộng, bảo vệ môi trường là hướng phát triển nông nghiệp bền vững.

Hiện một số tỉnh ở ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng mô hình CNST trong chương trình “1 phải 5 giảm”, nhằm tạo ra một sản phẩm không có tồn dư hóa chất, thuốc BVTV, nâng cao chất lượng và giá trị lúa hàng hóa đáp ứng nhu cầu XK.

An Giang là tỉnh phát triển mạnh mô hình CNST nhiều năm qua đã được nông dân đồng tình tham gia. Hàng năm, ngành nông nghiệp tỉnh phát động thi đua khen thưởng cho nông dân tham gia canh tác lúa theo CNST.

Cụ thể hóa giải pháp canh tác lúa trên nền "1 phải 5 giảm" thành một quy trình cụ thể thống nhất để đảm bảo phát triển SX theo hướng bền vững, giảm ô nhiễm môi trường đồng ruộng mang tính công nghệ cao, hướng đến giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận đi vào thực tiễn và đời sống nông dân. Bên cạnh đó, nhằm quy chuẩn hóa cụ thể quy trình SX theo hướng tiêu chuẩn chất lượng VietGAP

Nông dân Nguyễn Thanh Sang ở xã Long Kiến, huyện Chợ Mới đoạt giải Nhất trong phong trào thi đua ứng dụng CNST ở vụ lúa ĐX 2014-2015 vui mừng cho biết: “Từ khi áp dụng CNST trong SX lúa, tôi thấy ruộng mình trở nên đẹp hơn đồng thời còn tiết kiệm hơn 3 triệu đồng/ha/vụ. Vụ ĐX năm nay, với diện tích canh tác 1,2 ha lúa, trồng các loại hoa dọc theo các tuyến bờ đê gồm sao nháy, đậu bắp, cúc và hướng dương.

Nhờ áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” nên hiệu quả tăng lên rõ rệt, năng suất mô hình trồng hoa đạt 7,2 tấn/ha, cao hơn 0,3 tấn/ha so với ngoài mô hình, lợi nhuận gần 18 triệu đồng/ha, trong khi đó ngoài mô hình chỉ hơn 10 triệu đồng/ha. Không những tiết kiệm được chi phí mà còn hạn chế tiếp xúc với thuốc trừ sâu, bảo vệ sức khỏe. Các vụ lúa tiếp theo gia đình sẽ tiếp tục thực hiện và cùng phát động nông dân trong xóm để chương trình ngày càng ứng dụng mạnh mẽ”.


Kết quả hình ảnh cho mô hình vietgap cho lúa


Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert


Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

TẠI SAO PHẢI LÀM VIETGAP???

- Áp dụng VietGAP là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu.
- Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản xuất, tạo sản phẩm cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.
- Thông qua áp dụng ViệtGAP, việc kiểm soát trong các khâu của sản xuất được coi trọng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khi được chứng nhận VietGAP, nông sản được sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt sẽ mang lại lòng tin cho nhà phân phối, cộng đồng tiêu dùng, cơ quan quản lý… giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

Kết quả hình ảnh cho vietgap

Các quy trình VietGAP
- Lĩnh vực trồng trọt
+ Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
+ Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa (Ban hành kèm theo Quyết định số  2998 /QĐ-BNN-TT  ngày 9 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
+ Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê (Ban hành kèm theo Quyết định số  2999/QĐ-BNN-TT ngày 09/11/2010  của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
- Lĩnh vực chăn nuôi
+ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1506/QĐ-BNN- KHCN ngày 15/5/2008).
+ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1504/QĐ-BNN- KHCN ngày 15/5/2008).
+ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1579/QĐ-BNN- KHCN ngày 26/5/2008).
+ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi ong an toàn tại Việt Nam (Quyết định số 1580/QĐ-BNN- KHCN ngày 26/5/2008).
+ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (Quyết định số 1947/QĐ-BNN- KHCN ngày 23/8/2011).
+ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gà an toàn trong nông hộ (Quyết định số 1948/QĐ-BNN- KHCN ngày 23/8/2011).
+ Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt; dê sữa, dê thịt; lợn, gà, ngan-vịt và ong (Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN ngày 10/11/2015)
+ Qui trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ (Quyết định số 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/06/2016)

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Vietgap - Vì nền chăn nuôi phát triển


Nuôi gà ri tập trung với số lượng lên đến vài nghìn con, có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ từ đầu đến lúc ra thị trường là mô hình liên kết giữa Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ với trang trại Hải Đăng Green Farm.





Ông Nguyễn Văn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ cho biết: Nuôi gà theo hướng hữu cơ đã khó, nuôi gà ri theo hướng hữu cơ, có sự kiểm soát chặt chẽ là điều càng không dễ. Cuối năm 2017, Viện được một số nhà hàng cao cấp ở Hà Nội đặt hàng sản phẩm gà ri, từ 1,1 - 1,4kg. Các chuyên gia của Viện đã bắt tay vào nghiên cứu giống gà, chế độ dinh dưỡng, quy trình chăn nuôi.
Ngày 11/9/2018, Hải Đăng Green Farm bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi gà ri theo hướng hữu cơ. Lứa đầu tiên gồm 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam. Vì quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP nên chuồng trại, nguồn thức ăn và vacxin tiêm phòng được theo dõi và thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm ngặt. Đàn gà được nuôi trong 236m2 chuồng và 472m2 sân chơi.
Ông Nguyễn Văn Đoàn, chuyên viên kỹ thuật Trang trại Hải Đăng Green Farm chia sẻ: “Để nuôi được một đàn gà công nghiệp bình thường thì người nông dân nào cũng có thể làm được. Nhưng để có thể nuôi được đàn gà theo tiêu chuẩn hữu cơ là điều khó vô cùng. Tuy nhiên cùng với sự chung tay giúp đỡ của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ thì trại gà sau hơn 2 tháng hoạt động đã dần đi vào ổn định và hoàn thiện hơn. Lứa gà thứ hai sẽ được đưa vào quy trình SX với quy mô đồng loạt”.
Tháng 11/2018, lứa gà thứ hai gồm gần 3.000 con, giống gà ri Lạc Thủy F1 nguồn gốc từ Viện Chăn nuôi được đưa vào chăn nuôi. Sau khoảng 135 ngày, đàn gà sẽ xuất chuồng. Đây là lứa gà được giám sát nghiêm ngặt của Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường sẽ được gắn mã giám sát và có những kết quả xét nghiệm về sự an toàn và thành phần dinh dưỡng trong thịt gà.
“Việt Nam đang rất thiếu những điều kiện để chăn nuôi hữu cơ, như con giống hữu cơ, thức ăn hữu cơ, quy trình, môi trường chăn nuôi hữu cơ. Việc chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP nhằm hạn chế thực phẩm bẩn và nâng cao chất lượng nông sản. Trên nền thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ chuyển hướng tăng dần thành phần dinh dưỡng theo hữu cơ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, là một bước tiến mới trong SX”, ông Nguyễn Văn Cường chia sẻ.

CHỨNG NHẬN VIETGAP TRỒNG TRỌT 1.  THÔNG TIN CHUNG Chứng nhận VietGAP trồng trọt là gì ? @ VietGAP (gọi tắt của Vietnamese Good Ag...